Đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng có sao không?

Đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng có sao không? Là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động. Hiện nay, đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng hiện không ảnh hưởng gì đến người tham gia, tuy nhiên sẽ có một vài bất lợi ảnh hưởng đến các chế độ của người lao động.

Giải đáp: đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng có sao không?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Hiện nay, người dân có thể tham gia BHXH dưới hai hình thức là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Do nhiều nguyên nhân về tài chính cá nhân, chuyển việc… mà người lao động có thể không tham gia BHXH liên tục. Ngắt quãng đóng BHXH là vấn đề không tránh khỏi. BHXH là chế độ an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức và thực hiện, vì vậy lợi ích của người tham gia luôn được đảm bảo kể cả khi không tham gia đóng BHXH liên tục được.

Đóng BHXH ngắt quãng không ảnh hưởng đến quyền lợi người tham gia

Đóng BHXH ngắt quãng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia

Việc đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, do thời gian đóng BHXH tính hưởng lương hưu và các chế độ BHXH khác sẽ được bảo lưu và tính cộng dồn cho người tham gia.

Cụ thể, thời gian đóng BHXH cộng dồn sẽ là cơ sở để tính toán các chế độ BHXH mà người tham gia được hưởng như: 

  • Chế độ hưu trí – hưởng lương hưu;
  • Chế độ BHXH một lần; 
  • Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Chế độ thai sản (khi đủ điều kiện).

Một vài bất lợi khi đóng BHXH ngắt quãng

Việc đóng BHXH ngắt quãng gây ra một vài bất lợi như sau:

  • Người tham gia không được hưởng quyền lợi BHXH tại thời điểm ngừng đóng.
  • Kéo dài thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu.
  • Có thể mất đi các điều kiện hưởng các chế độ thai sản, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chế độ tử tuất…

Vì sao có nhiều người lo lắng về việc đóng BHXH ngắt quãng?

Trên thực tế, việc đóng BHXH ngắt quãng xảy ra rất nhiều khi có thay đổi về công việc hoặc do kinh tế gặp khó khăn. Có nhiều người thắc mắc và lo lắng cho việc đóng BHXH ngắt quãng bởi:

  • Thông tin chưa chính xác: Nhiều người vẫn còn hiểu sai về quy định này, cho rằng việc đóng BHXH ngắt quãng sẽ làm giảm quyền lợi;
  • Áp lực công việc: Cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi về công việc khiến nhiều người không thể đóng BHXH liên tục.

Lưu ý trong trường hợp đóng BHXH ngắt quãng:

  • Nắm rõ các điều kiện hưởng các chế độ BHXH theo luật hiện hành để quyết định thời gian ngắt quãng đóng BHXH cho phù hợp hoặc có lợi nhất.
  • Bảo quản sổ BHXH tốt;
  • Giữ các giấy tờ chứng minh đến việc đóng BHXH để làm căn cứ khi làm thủ tục hưởng các chế độ BHXH sau này;
  • Các thông tin cá nhân đồng nhất với giấy tờ cá nhân; 
  • Cập nhật thông tin cá nhân của bạn trên hệ thống BHXH để đảm bảo thông tin chính xác.

Tóm lại, việc đóng BHXH ngắt quãng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, tuy nhiên sẽ có một vài bất lợi. Người tham gia BHXH nên cố gắng để đóng BHXH đủ để được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH khi cần thiết.

BHXH EBH mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có những thắc mắc cần được hỗ trợ bạn có thể để lại ý kiến dưới phần bình luận của bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Thu Hương

Xem thêm bài viết liên quan!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*