Hướng dẫn chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn xác

Nhiều người lao động có nhu cầu hưởng BHXH 1 lần nhưng chưa nắm rõ cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết nhất kèm ví dụ minh họa.

Trường hợp đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần

Liệu bất kể ai cũng có thể làm thủ tục xin hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần? Căn cứ theo Điều 60, Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định về 06 trường hợp được nhận BHXH 1 lần, bao gồm:

  1. Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
  2. Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
  3. Ra nước ngoài để định cư;
  4. Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  5. Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
  6. Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).

Chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Công thức tính BHXH 1 lần - Ảnh minh họa
Công thức tính BHXH 1 lần – Ảnh minh họa

Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định cách tính bảo hiểm xã hội hưởng 1 lần sẽ dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính như sau:

Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) /Tổng số tháng đóng BHXH

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH

Căn cứ Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 quy định mức điều chỉnh tiền lương và Thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:

NămMức điều chỉnhNămMức điều chỉnh
<19954,7220072,28
19954,0120081,86
19963,7920091,74
19973,6720101,59
19983,4120111,34
19993,2620121,23
20003,3220131,15
20013,3320141,11
20023,2020151,10
20033,1020161,07
20042,8820171,04
20052,6620181,00
20062,4720191,00
Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
NămMức điều chỉnhNămMức điều chỉnh
20081,8620141,11
20091,7420151,10
20101,5920161,07
20111,3420171,04
20121,2320181,00
20131,1520191,00
Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Lưu ý về thời gian tham gia BHXH

Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là một năm.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B 45 tuổi có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018 như sau:

  • Từ tháng 10/2016 – 12/2016: mức lương 4.000.000đ.
  • Từ tháng 01/2017 – 03/2018: mức lương 4.500.000đ.
  • Tháng 04/2018: mức lương 5.278.000đ.

Ông B có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 6 tháng và chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Cách tính BHXH 1 lần cho ông B như sau:

Thời gian tham gia BHXH của ông A trước năm 2014 bằng 0 và thời gian tham gia BHXH của ông B là sau ngày 01/01/2014 ( từ năm 2016 đến 2018) là 1 năm 6 tháng, do đó thời gian đóng BHXH của ông B là 1,5 năm (18 tháng)

Mức lương bình quân = (2 x 4.000.000 x 1,07 + 12 x 4.500.000 x 1,04 + 3 x 4.500.000 x 1 + 1 x 6.278.000 x 1)/18 = 4.638.778

Trợ cấp BHXH 1 lần = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl

  • = 0 + (2 x 1,5 năm x Mbqtl)
  • = 2 x 1,5 x 4.638.778 = 13.916.334 (đ)

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dành cho người lao động có nhu cầu thụ hưởng trước khi được nhận lương hưu theo chế độ từng tháng.

Hy vọng bài trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Tin liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*