Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng lương hưu tối đa?

Lương hưu là một trong những quyền lợi được người lao động quan tâm hàng đầu khi theo đóng BHXH suốt nhiều năm. Vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng lương hưu tối đa?

Mức lương hưu tối đa được tính như thế nào?

Khi nhắc tới tối đa, thường NLĐ lần đầu tiên có xu hướng nghĩ tới sẽ được hưởng 100% mức đóng BHXH hàng tháng của mình. Tuy nhiên, mức lương hưu tối đa được hưởng từ BHXH lại được tính theo cách khác. 

  • Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. 
  • Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Thời gian đóng BHXH bao lâu thì được hưởng lương hưu tối đa?

Mức hưởng lương hưu BHXH tối đa sau bao lâu? - Ảnh minh họa
Mức hưởng lương hưu BHXH tối đa sau bao lâu? – Ảnh minh họa

Căn cứ quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện để người tham gia BHXH được hưởng lương hưu ở mức tối khi nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021 như sau:

Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014 đã được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021), NLĐ tham gia BHXH đủ điều kiện nghỉ hưu muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa bắt buộc phải đáp ứng đủ điều kiện sau về thời gian đóng bảo hiểm xã hội:

– Đối với nữ: Phải đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.

– Đối với nam:

  • Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Phải đóng đủ 34 năm BHXH. 
  • Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Phải đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.

Mức lương hưu hàng tháng tối đa đối với với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. 

Lưu ý:  Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, trường hợp NLĐ thuộc đối tượng tinh giản biên chế được giải quyết về hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 108/2014, để được hưởng lương hưu ở mức tối đa cần đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH như trên.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện nghỉ hưu muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa bắt buộc phải đáp ứng đủ điều kiện sau về thời gian đóng bảo hiểm xã hội:

– Đối với nữ: Phải đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.

– Đối với nam: 

  • Nếu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Phải đóng đủ 34 năm BHXH trở lên 
  • Nếu nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Phải đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.

Mức lương hưu hàng tháng tối đa đối với người tham gia BHXH tự nguyện bằng 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Mức trợ cấp thêm khi thời gian đóng BHXH vượt quá mức hưởng lương hưu tối đa

Đối với NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng bắt buộc đóng để hưởng lương hưu tối đa 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH vượt số năm tương ứng bắt buộc đóng để hưởng lương hưu 75%. Cách thức tính là cứ mỗi năm đóng BHXH cao hơn so với mức thời gian bắt buộc đóng để hưởng lương hưu tối đa thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để người lao động được hưởng mức lương hưu tối đa. Để tìm hiểu thêm những thêm những thông tin nghiệp vụ bổ ích về BHXH vui lòng liên hệ tới Bảo hiểm xã hội điện tử eBH để được tư vấn chuyên nghiệp, tận tình.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*