Tìm hiểu về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Tai nạn lao động (TNLĐ) là điều mà không người tham gia lao động nào mong muốn. Do đó để hạn chế những rủi ro và thiệt hại về kinh tế do tai nạn lao động. Những người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện sẽ nhận được những quyền lợi từ bảo hiểm tai nạn lao động. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này.

Đối tượng hưởng bảo hiểm TLNĐ

Căn cứ Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 và Điểm a,b, c,d,đ,e và h Khoản Điều 2 và Khoản 3 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định rõ ràng, chi tiết về đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Đối tượng hưởng bảo hiểm TLNĐ
Hình ảnh minh họa – internet
  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  2. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  3. Cán bộ, công chức, viên chức;
  4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  6. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  7. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Điều kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ

Căn cứ Điều 43, Luật BHXH số 58/2014/QH13, Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định rõ ràng, chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đáp ứng đủ cả 2 điều kiện

  • Điều kiện 1: NLĐ bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp
    • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
    • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)
    • Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • Điều kiện 2: NLD bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn

Mức hưởng mà người lao động có thể nhận

Mức hưởng mà người lao động có thể nhận
Hình ảnh minh họa st

Căn cứ vào Điều 46, 47 Luật BHXH số 58/2014/QH13 và Điều 48,49 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định rõ 2 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Trợ cấp 1 lần: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%

  • Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
  • Ngoài mức trợ cấp quy định trên thì NLD còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

Trợ cấp hàng tháng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

  • Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
  • Ngoài mức trên, hằng tháng NLD còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Tạm kết

Như vậy trong bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhau điểm quan về các yếu tố cơ bản nhất trong chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất. nếu như bạn đọc có những thắc mắc về chủ đề này có thể để lại comment phía dưới phần bình luận của bài viết. bhxh.edu.vn sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này

Có thể bạn quan tâm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*