Ốm đau bệnh tật là điều mà không một người lao động mong muốn. Trong trường hợp người lao động nghỉ làm do ốm thì có ảnh hưởng đến việc hưởng bảo hiểm xa hội hay không? Bài viết dươi đây sẽ chia sẻ chi tiết về chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội. Hãy cùng theo dõi.
Quy định về chế độ nghỉ ốm vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội
Chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội là chế độ bảo hiểm dành người lao động nghỉ việc khi ốm đau, bệnh tật sẽ được hưởng lương nhưng là do cơ quan BHXH chi trả thay cho doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động thuộc các trường hợp dưới đây sẽ được Quỹ BHXH hỗ trợ đóng bảo hiểm trong quá trình nghỉ ốm gồm:
- Người lao động bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn nhưng không nằm trong danh mục tai nạn lao động, điều trị thương tật do sau tai nạn lao động bị tái phát, bệnh nghề nghiệp dẫn tới phải nghỉ việc và có xác nhận bằng giấy tờ của cơ sở y tế có đủ thẩm quyền.
- Người lao động có con dưới 7 tháng tuổi bị ốm và phải nghỉ việc để chăm sóc con, đã được cơ quan y tế xác nhận tình trạng của con.
- Lao động nữ quay trở lại làm việc trước thời hạn nghỉ sinh và thuộc hai trường hợp trên.
Quy định về thời gian nghỉ ốm
Thời gian nghỉ ốm được phân chia ra các nhóm như sau:
a) TH1: Bản thân nghỉ ốm đau
Căn cứ vào điều 26 và 27 của Luật BHXH số: 58/2014/QH13, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động dựa vào điều kiện làm việc và tình trạng ốm đau:
Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:
- Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày.
- Người lao động đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày.
- Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày.
Trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7 sẽ được nghỉ ốm đau như sau:
- Lao động tham gia BHXH dưới 15 năm được nghỉ tối đa 40 ngày.
- Lao động tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ tối đa 50 ngày.
- Lao động tham gia BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ tối đa 70 ngày.
Trường hợp lao động bị bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh dài ngày do Bộ Y tế quy định sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ tuần của đơn vị).
Sau khi hết thời gian nghỉ mà người lao động vẫn phải điều trị tiếp thì sẽ được nghỉ với chế độ thấp hơn nhưng không vượt quá thời gian đóng BHXH.
b) TH2: Nghỉ việc khi con ốm đau
Trường hợp lao động có con bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì được nghỉ như sau:
- Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.
- Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.
Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
Quy định về mức hưởng trợ cấp
Tại Điều 26, 27 của Luật BHXH, mức hưởng chế độ ốm đau do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả căn cứ vào tình trạng của người lao động là ốm thường hay ốm dài ngày.
a) Trường hợp người lao động ốm đau thông thường
Mức hưởng chế độ ốm đau thông thường như sau:
MH = 75% x Tháng lương đóng BHXH gần nhất x Số ngày nghỉ/24
Trong đó:
- MH là mức hưởng BHXH trường hợp ốm thông thường.
- Tháng lương đóng BHXH gần nhất là tháng trước khi người lao động bắt đầu nghỉ việc.
b) Trường hợp người lao động bị bệnh dài ngày
Người lao động mắc các bệnh dài ngày nằm trong danh mục quy định tại Khoản 2, Điều 26 của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng mức chế độ:
MH = Tỷ lệ ốm đau x Tháng lương đóng BHXH gần nhất x Số tháng nghỉ
Trong đó:
- MH là mức hưởng BHXH cho chế độ ốm dài ngày, tháng lương tính hưởng là tháng liền kề thời điểm người lao động nghỉ việc.
- Tỷ lệ ốm đau sẽ được tính trong 180 ngày nghỉ đầu tiên. Thời gian sau nếu người lao động cần phải chữa trị thêm thì sẽ tính ở mức thấp hơn.
Mẫu đơn xin hưởng trợ cấp
Căn cứ theo Công văn số 5233/BHXH-CSXH ngày 13/12/2018 quy định từ ngày 01/01/2019, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được thực hiện theo Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
? Chi tiết mẫu giấy nghỉ việc hưởng BHXH TẠI ĐÂY.
Các Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh cấp cho người lao động từ ngày 01/01/2019 trở đi là phôi của cơ quan BHXH cấp trước đây sẽ không được thanh toán trợ cấp.
Nếu từ ngày 01/01/2019, cơ sở khám chữa bệnh cấp cho người lao động Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu cũ thì người lao động cần phải đề nghị cơ sở khám chữa bệnh cấp lại mẫu mới theo Thông tư 56 để được hưởng trợ cấp BHXH.
Như vậy trong bài viết trên đây bhxh đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cần thiết nhất về chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nếu như bạn đọc có những câu hỏi hoặc ý kiến đóng góp hãy để lại bình luận phía dưới để đươc hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.
Tin liên quan
Để lại một phản hồi