Chốt sổ bảo hiểm là gì? Quy định và thủ tục cần thiết

Sau khi người lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động việc họ cần làm là yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định, nhận lại sổ và tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm tại nơi làm việc mới. Vậy chốt sổ bảo hiểm là gì? Quy định và những thủ tục liên quan đến vấn đề này sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây.

Chốt sổ bảo hiểm là gì?

Căn cứ theo Quy định tại Khoản 3, Điều 47 Bộ Luật lao động 2012:

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là quá trình người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan BHXH và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Quy định và trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm

Căn cứ theo Khoản 5, Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của các bên liên quan:

Theo đó, khi người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH tiến hành xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, đồng thời tiến hành trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì người lao động không thể tự chốt sổ bảo hiểm mà trách nhiệm đó thuộc về đơn vị sử dụng người lao động và cơ quan BHXH quản lý.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Quy trình và thủ tục chốt sổ Bảo hiểm

Sau khi người lao động nghỉ việc đơn vị sử dụng lao động sẽ thực hiện một số nghiệp vụ bảo hiểm xã hội với cơ quan BHXH theo các bước sau:

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội – Ảnh minh họa

Báo giảm lao động

Đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH và gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH quản lý. Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm có:

  1. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS mới nhất)
  2. Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có)
  3. Thẻ BHYT hợp lệ và còn thời hạn sử dụng.
  4. Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

Chốt sổ Bảo hiểm

Thủ tục chốt sổ BHXH Doanh nghiệp có thể căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017. Theo đó DN cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS)
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS)
  • Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).
  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • 01 công văn chốt sổ của đơn vị (mẫu D01b-TS)
  • Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp / Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đơn vị sử dụng lao động chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ rồi gửi cho cơ quan BHXH quản lý.

Phương thức gửi hồ sơ

  1. Gửi trực tiếp: DN chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan BHXH
  2. Gửi hồ sơ qua bưu điện/ đơn vị chuyển phát nhanh.
  3. Gửi hồ sơ qua mạng: đây là hình thức nộp hồ sơ điện tử được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay bởi sự thuật tiện và an toàn. Theo đó, Doanh nghiệp có thể thực hiện nghiệp vụ báo giảm lao động tham gia BHXH và làm thủ tục chốt sổ thông qua phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử đã được kết nối đồng bộ với cơ quan BHXH Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy việc chốt sổ bảo hiểm là thực sự cần thiết và quan trọng trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Đây cũng là quyền lợi của người lao động để họ có thể tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm tại nơi làm việc mới sau khi nghỉ việc. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết này có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Tin liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*