Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là quyền lợi chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật. Mức đóng BHXH có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và chế độ mà người lao động nhận được. Vậy trong trường hợp Doanh nghiệp đóng BHXH thấp hơn mức lương trong hợp đồng thì có bị phạt không?
Các khoản lương tính đóng BHXH
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP về tiền lương tháng đóng BHXH. Theo đó,
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Trong đó, các khoản phụ cấp lương tính đóng BHXH đã được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; còn các khoản bổ sung khác được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Tham khảo >> Các khoản phụ cấp lương phải đóng BHXH NLĐ cần lưu ý
Các khoản tiền trên phải được ghi nhận trong hợp đồng lao động để làm căn cứ tính đóng BHXH cho người lao động.
Mức đóng BHXH tối đa năm 2021
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, theo quy định người/ đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người người lao động căn cứ theo các khoản lương, thưởng đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động để tính đóng BHXH theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm >> Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT mới áp dụng từ 15/7/2020
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về giới hạn của tiền lương đóng BHXH là không quá 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, mức lương tháng tối đa đóng BHXH của người lao động năm 2021 là:
20 x 1.490.000 = 29.800.000 VNĐ
Trong đó: Mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 VNĐ >> Xem chi tiết
Như vậy, Theo quy định người/ đơn vị sử dụng lao động phải đóng BHXH cho người lao động theo các khoản liên quan đến tiền lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động. Mức đóng tối đa không vượt quá 20 lần mức lương cơ sở (năm 2021 là 29.8 triệu đồng)
Đóng BHXH thấp hơn mức lương trong hợp đồng có bị phạt không?
Nhằm tiết kiệm chi phí trong việc đóng BHXH cho người lao động mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động thấp hơn mức lương ghi nhận trong hợp đồng lao động >> Đây là hành vị vi phạm quy định của Pháp luật
Vậy, Doanh nghiệp trong trường hợp này có bị xử phạt và mức xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi đóng BHXH thấp hơn mức lương ghi trong hợp đồng như sau:
Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng.
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính theo tỷ lệ % tương ứng với tổng số tiền phải đóng tại thời điểm bị lập biên bản vi phạm hành chính.
Đồng thời, theo điểm a khoản 7 Điều này, đơn vị/ người sử dụng lao động còn buộc phải truy nộp số tiền BHXH phải đóng theo đúng quy định.
Kết luận
Đóng BHXH là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia lao động tại doanh nghiệp. Người lao động cần hết sức lưu ý về vấn đề này để tránh bị ảnh hưởng đến các quyền lợi thiết thực đối với bản thân như hưởng chế độ thai sản, chế độ hưu trí, bảo hiểm ốm đau… để tra cứu quá trình tham gia BHXH của bản thân bạn đọc có thể tham khảo bài viết Các bước tra cứu quá trình tham gia BHXH
TIN LIÊN QUAN
Để lại một phản hồi