Gộp sổ BHXH trên VssID như thế nào?

Ứng dụng VssID mang đến rất nhiều các tiện ích cho người tham gia BHXH. Theo đó, người sử dụng có thể tra cứu thông tin và thực hiện giao dịch với cơ quan BHXH. 

Liên quan đến ứng dụng VssID và thủ tục gộp sổ bạn Nguyễn Văn Hải ở Ninh Bình có hỏi như sau:

“Trước đây, do thay đổi việc nên hiện mình có đến 2 sổ BHXH, hiện mình muốn gộp lại làm 1 sổ. Vì bận và ở xa nơi đăng ký BHXH nên không trực tiếp đi gộp sổ tại cơ quan BHXH. Mình muốn hỏi cách gộp sổ BHXH trên ứng dụng VssID như thế nào?

Trả lời: Gộp sổ BHXH trên VssID như thế nào?

VssID là ứng dụng dịch vụ thông tin trên nền tảng thiết bị di động chính thức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm phục vụ mục đích thiết lập kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin, thực hiện dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội thông qua môi trường di động một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng.

Hiện nay, trên ứng dụng VssID chưa áp dụng thủ tục gộp sổ BHXH. Vì vậy, đề nghị bạn đến cơ quan BHXH đang tham gia để nộp hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH.

Thông tin tham khảo

Người tham gia BHXH muốn gộp sổ BHXH có thể tham khảo các thông tin sau:

Hồ sơ gộp sổ BHXH

Hồ sơ gộp sổ BHXH gồm có:

  • Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (đối với người lao động);
  • Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).
  • Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);
  • Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động).

Thủ tục gộp sổ BHXH 

Khi có 2 sổ BHXH, người tham gia cần làm thủ tục gộp sổ để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình. Bên cạnh đó việc gộp sổ BHXH tạo điều kiện để cơ quan BHXH có thể ghi nhận chính xác quá trình đóng, hưởng BHXH.

Hồ sơ và thủ tục gộp sổ BHXH

Thủ tục gộp sổ BHXH như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ gộp sổ BHXH

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 27 và Mục 3, 4, Phụ lục 01, Văn bản hợp nhất Quyết định số 2525/VBHN-BHXH ngày 15/8/2023 của Cơ quan BHXH Việt Nam quy định hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH (cấp sổ BHXH mới) bao gồm:

+ Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người lao động);

+ Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);

+ Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);

Bước 2: Đến cơ quan BHXH làm thủ tục gộp sổ

Người lao động đến trực tiếp cơ quan BHXH cấp huyện nơi người lao động đang tham gia BHXH để nộp hồ sơ. 

Trường hợp người lao động đang làm việc các doanh nghiệp/ đơn vị thì có thể gửi hồ sơ cho doanh nghiệp/ đơn vị các doanh nghiệp đơn vị sẽ đại diện người lao động làm thủ tục gộp sổ. Khi này, doanh nghiệp bổ sung Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin nộp lên cơ quan BHXH để giải quyết.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Người lao động nộp hồ sơ và các giấy tờ cần thiết cho cán bộ tiếp nhận. Lưu ý khi nộp hồ sơ mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Trường hợp là doanh nghiệp có thể nộp thông qua phần mềm bảo hiểm xã hội, sẽ nhanh và thuận tiện hơn.

Bước 4: Chờ kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, người lao động sẽ nhận được thông báo về việc gộp sổ BHXH.

Thời gian xử lý gộp sổ BHXH 

Thời gian xử lý gộp sổ BHXH tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Theo Điều 29, Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thời gian gộp sổ BHXH như sau:

  • Thời gian gộp sổ BHXH sẽ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 
  • Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì thời gian gộp sổ BHXH là không quá 45 ngày.

Lưu ý: Sau khi gộp sổ BHXH, bạn nên kiểm tra lại thông tin trên tài khoản VssID để đảm bảo đã được cập nhật chính xác.

Trên đây là thông tin về gộp sổ BHXH trên ứng dụng VssID. BHXH EBH hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 

Thu Hương

Xem thêm bài viết liên quan!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*