Đối với người chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 nên làm gì ?

Hiện nay có rất nhiều người nhận được tiền hỗ trợ Covid từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhưng cũng có những người đến thời điểm hiện tại chưa nhận được. Thời hạn nhận tiền này đến bao giờ. Đối với những người chưa nhận được tiền tính đến thời điểm hiện tại cần lưu ý những gì? Tham khảo bài viết sau đây nhé.

Đối tượng được nhận tiền hỗ trợ theo nghị quyết 116

Theo quyết định 116 đối tượng được hỗ trợ gồm:

Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội), không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hằng tháng.

Hạn cuối nhận được tiền với người đang đi làm

Theo quyết định 28 quy định chậm nhất là ngày 10/11/2021, các doanh nghiệp phải hoàn thành việc gửi danh sách người lao động thuộc diện được hỗ trợ nếu có điều chỉnh. Vậy nên sau 20 ngày cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Như vậy chậm nhất khoảng 30/11/2021 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sẽ nhận được tiền , do đó nếu bạn chưa nhận được tiền thì đừng quá lo lắng

Nếu sau 30/11/2021 chưa nhận được tiền thì người lao động phải tự đi làm thủ tục

Do đó sau ngày 30/11/2021 tới đây, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp chưa nhận được tiền hỗ trợ thì phải chủ động đi làm thủ tục, như đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc, dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu sau 30/11/2021 chưa nhận được tiền thì người lao động phải tự đi làm thủ tục

Để làm thủ tục này, người lao động in Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 04, điền đầy đủ thông tin và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất.

Ngoài ra, người lao động có thể làm trực tuyến qua ứng dụng VssID hoặc trên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Xem hướng dẫn).

Một tin nhắn giả mạo nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Thời điểm 31/12/2021 là hạn cuối nhận tiền hỗ trợ với người đã nghỉ việc

Theo điểm b khoản 2 Điều 3 của Quyết định 28/2021/QĐ-TTg, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động chậm nhất vào ngày 31/12/2021.

Đây là hạn chót nhận được tiền hỗ trợ của người lao động đã nghỉ việc hoặc người lao động đang làm việc nhưng chưa nhận được tiền sau ngày 30/11/2021 phải tự đi làm thủ tục.

Như vậy, người lao động cần lưu ý mốc thời gian này, nếu hồ sơ đã nộp đầy đủ và hợp lệ, người lao động chắn chắn sẽ nhận được tiền hỗ trợ chậm nhất vào thời điểm này.

Lưu ý: Cảnh giác với tin nhắn giả mạo thông báo nhận tiền hỗ trợ
Nhiều người lao động thời gian vừa qua phản ánh nhận được tin nhắn từ đầu số 052… với nội dung như sau:

Ban chua nhan duoc tro cap C0VID-19, vui long dang nhap tinyurl.com/kxytdc8z (hoặc shorturl.at/frFHU) de lay, qua han se khong duoc chap nhan

Bạn hãy cẩn thận đừng truy cập vào đường link đó tránh trường hợp bị hách tài khoản và đánh cắp thông tin, theo như xác nhận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì cơ quan bảo hiểm không hề gửi đi tin nhắn nào hết.

Tìm hiểu thêm: Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử eBH

Trên đây bhxh đã cung cấp đến cho bạn những thông tin bổ ích để bạn nắm được lịch trình trong nghị định 116 của Chính phủ, chúc các bạn nhận được tiền sớm để chi trả cho cuộc sống của mình.

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*