Hợp đồng kinh tế là gì ? Nội dung của hợp đồng kinh tế

Có thể nói hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thoả thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên. Vậy cụ thể hợp đồng kinh tế là gì ? Chi tiết nội dung hợp đồng như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng kinh tế là gì?

Căn cứ vào Luật Thương Mại 2005 hay Bộ Luật Dân sự 2015 hay luật chuyên ngành. Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có khái niệm cụ thể về Hợp đồng kinh tế. Trước đây, các vấn đề xung quanh loại Hợp đồng này được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Theo Pháp lệnh, Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế

Có một số ý kiến cho rằng chỉ cần dùng tên “Hợp đồng” là được. Nhưng với cái tên như vậy cũng không ổn, bởi không nói rõ được nội dung của hợp đồng, mà quy định pháp luật lại điều chỉnh ngay ở tiêu đề đầu tiên. Như vậy, tốt hơn cả là sử dụng chính phân loại hợp đồng được điều chỉnh trong Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự hay các luật khác.

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng:

– Phải sử dụng đúng tên loại hợp đồng ký kết.

– Hợp đồng kinh tế đúng quy cách, đúng chuẩn mẫu quy định của pháp luật phải có đầy đủ các nội dung trong hợp đồng như tên hợp đồng, thông tin bên bán, bên mua, điều khoản hợp đồng, chữ ký các bên.

– Khi soạn thảo hợp đồng từ ngữ phải đúng chính tả, trình bày rõ ràng.

Các nội dung chính trong hợp đồng kinh tế
Các nội dung chính trong hợp đồng kinh tế

Nội dung của hợp đồng kinh tế gồm những gì?

Khi tìm hiểu các quy định về hợp đồng, chắc chắn không thể bỏ qua các quy định về nội dung của hợp đồng. Theo quy định, nội dung của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận, dựa trên những quy định của pháp luật. Nội dung của hợp đồng thể hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Những điều khoản này có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Trong đó, cũng như hợp đồng thông thường, nội dung của hợp đồng kinh tế thường bao gồm các 3 loại điều khoản sau:

a) Điều khoản chủ yếu

Đây là các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Nếu thiếu các điều khoản này, hợp đồng có thể được coi là vô hiệu. Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm:

– Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ các bên chủ thể, họ tên, mã số thuế (nếu có)

– Đối tượng của hợp đồng (số lượng, quy chuẩn hàng hóa…)

– Phương thức thanh toán, giá

– Cách thức thực hiện, thời hạn để thực hiện hợp đồng

– Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể

b) Điều khoản thường lệ

Đây là điều khoản thường có trong hợp đồng, các bên có thể đưa vào hoặc không. Nếu các bên không thỏa thuận gì khác trong hợp đồng thì pháp luật sẽ quy định là các bên đã mặc nhiên công nhận. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các quy định của pháp luật tương ứng sẽ được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như các điều khoản về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán…

c) Điều khoản tùy nghi

Đây là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này thường được thỏa thuận khi pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh. Chẳng hạn như điều khoản về giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn quy định về hợp đồng theo pháp luật hiện hành. Đây là một loại hợp đồng phổ biến. Vì thế, các bên cần lưu ý thật kỹ khi giao kết, tránh tình trạng hợp đồng vô hiệu hoặc ảnh hưởng tới quyền/nghĩa vụ của các bên tham gia.

Như vậy bhxh đưa ra những thông tin cung cấp trên bạn hoàn toàn có thể lý giải được hợp đồng kinh tế là gì và những điều khoản cần lưu ý. Chúc bạn ngày mới thật vui vẻ.

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*