Thủ tục hưởng chế độ ốm đau như thế nào?

Người lao động trong quá trình lao động khó tránh khỏi tình trạng bị ốm đau bệnh tật. Khi đó người lao động có thể được hưởng chế độ ốm đau trích từ quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH). Chi tiết quy trình làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội sẽ được BHXH chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Thủ tục hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội

Chế độ ốm đau là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Nó bảo đảm thu nhập tạm thời cho người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) khi họ phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, hoặc các lý do khác.

Ai được hưởng chế độ ốm đau? Người lao động tham gia BHXH có thể hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp:

  • Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân quân đội.
  • Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau là người lao động phải có xác nhận từ cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 100, Luật BHXH năm 2014 quy định, để hưởng chế độ, người lao động phải chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm các giấy tờ sau:

  1. Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động nếu điều trị nội trú;
  2. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;
  3. Giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, người lao đông cần nộp lại cho người sử dụng lao động để hoàn tất và nộp lên cơ quan BHXH theo quy định.

Người lao động không may ốm bệnh sẽ được hưởng chế độ ốm đau

Ốm đau, bệnh tật không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng tới cả người sử dụng lao động. Vì vậy, các bên liên quan bao gồm (người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH) đều phải có trách nhiệm hỗ trợ người lao động được hưởng chế độ hỗ trợ và sớm quay trở lại làm việc.

Đối với người lao động: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ nêu trên cho người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ) nộp cho cơ quan BHXH.

Đối với cơ quan BHXH: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH giải quyết và chi trả tiền ốm đau cho người lao động.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau: Số ngày nghỉ phụ thuộc vào điều kiện làm việc và thời gian đóng BHXH.

Theo Điều 29 Luật BHXH 2014, người lao động đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ trong một năm mà trong 30 ngày đầu trở lại làm việc vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 đến 10 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần:

  • Tối đa 10 ngày với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
  • Tối đa 07 ngày với người phải phẫu thuật;
  • Bằng 05 ngày với các trường hợp khác.

Trong thời gian này, người lao động được hỗ trợ mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở

Ví dụ, tại thời điểm trước 01/7/2024 mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng. Như vậy mức hỗ trợ đối với người lao động hưởng chế độ ốm đau là 540.000 đồng/ ngày

Lưu ý: Để biết chi tiết cụ thể và thủ tục hưởng chế độ ốm đau, bạn nên tham khảo tại cơ quan BHXH nơi bạn đang đóng BHXH.

Những trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau

Có một số trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau trong hệ thống Bảo hiểm Xã hội (BHXH). Dưới đây là một số trường hợp:

  1. Người không tham gia BHXH: Những người không đóng BHXH hoặc không đủ điều kiện tham gia BHXH không được hưởng chế độ ốm đau.
  2. Người không có xác nhận từ cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền: Để hưởng chế độ ốm đau, người lao động cần có xác nhận từ cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Nếu không có xác nhận này, họ sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.
  3. Người tự gây thương tích: Nếu người lao động tự gây thương tích hoặc bệnh tật do hành vi vi phạm pháp luật, họ không được hưởng chế độ ốm đau.
  4. Người nghỉ việc không đúng quy định: Nếu người lao động nghỉ việc không đúng quy định hoặc không thông báo đúng thời gian, họ có thể không được hưởng chế độ ốm đau.

Lưu ý: Để biết chi tiết cụ thể và các trường hợp khác, bạn nên tham khảo tại cơ quan BHXH nơi bạn đang đóng BHXH.

Trên đây là những chia sẻ từ BHXH về thủ tục hưởng chế độ ốm đau. Hy vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc cần được hỗ trợ, hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận của bài viết để được hỗ trợ.

Tài Phạm – EBH

Có thể bạn quan tâm!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*