Báo giảm lao động thường được doanh nghiệp thực hiện khi có sự thay đổi giảm về mặt nhân sự trong công ty. Hoạt động này giúp cho các cơ quan bảo hiểm xã hội có thể theo dõi được quá trình người lao động tham gia đóng bảo hiểm để từ đó có những chế độ hưởng BHXH phù hợp với đối tượng đó. Câu hỏi đặt ra là vậy:
- Khi nào thì phải báo giảm lao động?
- Thời hạn báo giảm lao động là khi nào?
- Chậm báo giảm lao động có làm sao không?
- Hồ sơ, thủ tục thực hiện thông báo giảm lao động?
Bài viết dưới đây sẽ lần lượt giúp bạn đọc có thể trả lời cho những câu hỏi đó hãy cùng theo dõi nhé.
Khi nào DN phải báo giảm lao động?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì DN phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Giảm lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp là một trong những trường hợp mà DN phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan BHXH. Cụ thể:
Giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN được hiểu là giảm số lượng người lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN. Trong trường hợp:
- DN chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;
- Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày;
- DN được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;
- Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
- Tạm hoãn thực hiện Hợp đồng…
Thời điểm báo giảm lao động là khi nào?
Doanh nghiệp có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua trang website cổng giao dịch điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH.
Để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh Doanh nghiệp có thể thực hiện mỗi tháng một lần.
Ví dụ: Hồ sơ tháng 06/2020 thì lập hồ sơ phát sinh từ ngày 01/06 đến ngày 30/06/2020.
Báo giảm chậm có làm sao không?
Căn cứ theo Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH và tham khảo Điểm 9.6 Mục 9, Điểm 10 Mục 10.3 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017
Trường hợp doanh nghiệp báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì được xem là báo giảm lao động chậm. Doanh nghiệp phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Trường hợp để KHÔNG đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì DN có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Ví dụ: Người lao động thôi việc ngày 31/06/2020.
- Nếu DN lập hồ sơ tháng 07/2020, DN báo giảm từ tháng 07/2020 vào ngày 01/07/2020 thì phải đóng bổ sung giá trị thẻ BHYT tháng 06/2020 và thẻ được sử dụng đến hết 30/07/2020.
- Nếu DN lập hồ sơ tháng 07/2020, DN báo giảm từ tháng 07/2020 vào ngày 28/06/2020 thì chỉ đóng BHXH, BHYT, BHTN BH TNLĐ-BNN đến tháng 06/2020 và được sử dụng thẻ BHYT đến hết 31/06/2020.
Lưu ý: Sau khi lập hồ sơ tháng 07/2020 thì không được lập hồ sơ tháng 06/2020 trong các ngày còn lại của tháng 06/2020.
Hồ sơ, thủ tục báo giảm lao động
Về vấn đề này bhxh đã tổng hợp chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn báo giảm bảo hiểm xã hội cho nhân viên công ty tìm hiểu Tại đây
Kết luận
Như vậy bài viết trên đây đã tập trung trả lời cho 4 câu hỏi được đặt ở đầu bài viết đây cũng là 4 điều mà doanh nghiệp khi báo giảm lao động cần hết sức lưu ý để tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động cũng như điều chỉnh về số lượng bên trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích và cần thiết nhất.
TIN LIÊN QUAN
Để lại một phản hồi