Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng chế độ thai sản

cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thai sản cho người lao động là một trong các chế độ của hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên để được hưởng trợ cấp chế độ thai sản người lao động cần đáp ứng đủ điều kiện một trong số đó là quy định về thời gian đóng BHXH. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc về cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng chế độ thai sản.

Cách tính thời gian đóng BHXH hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản (Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

…..2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi……

Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động (NLĐ) phải đóng vào quỹ BHXH đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH :

  • a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. ….

Ví dụ: Thời điểm dự sinh là 1/2/2020 thì bạn phải tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh là 1/2/2019 đến 1/1/2020 thì NLĐ sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Sau khi sinh NLĐ trực tiếp lên cơ quan BHXH quận/huyện nơi đăng ký thường trú để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những giấy tờ gì?

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

  1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con gồm:
  • a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
  • c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
  • d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này…..

Mức hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

  1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;….

Như vậy người lao động cần căn cứ theo tình hình cụ thể để tính mức hưởng bảo hiểm thai sản của bản thân.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc và người lao động những kiến thức hữu ích nhất.

Nếu như bạn cần đến sự hỗ trợ hoặc tư vấn của bhxh.edu.vn hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Bài viết cùng chủ đề

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*