Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng ở nước ta. Tuy nhiên tại sao phải đóng bảo hiểm xã hội thì không phải ai cũng nhận thức rõ.
Tại sao người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan trực thuộc chính phủ. Giúp việc cho cơ quan BHXH Việt Nam có Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị trực thuộc địa phương được thành lập phát triển rộng rãi. Với các hoạt động tích cực Bảo hiểm xã hội nhận được đông đảo sự quan tâm của người dân hiện nay.
Bảo hiểm xã hội có 2 hình thức là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện: Cụ thể:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Tại sao phải đóng bảo hiểm xã hội là một câu hỏi không khó để trả lời. Có thể thấy có 3 lý do cơ bản để người dân phải đóng BHXH:
Một là: do Pháp luật quy định
Chính phủ ban hành Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó luật quy định các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm có: Người làm việc theo hợp đồng lao động; cán bộ, công chức, viên chức; lực lượng an ninh quốc phòng; người quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã hưởng lương; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà pháp luật quy định…
Hai là: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bảo hiểm xã hội không vì mục đích lợi nhuận. Các khoản tiền đóng BHXH trên thực tế sẽ được nộp vào quỹ BHXH, và nguồn quỹ này sẽ dùng để hỗ trợ chính người đóng trong tương lai khi họ mất đi nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, quỹ BHXH còn được sử dụng hỗ trợ các đối tượng người có công, người neo đơn, người gặp khó khăn khác theo quy định của pháp luật.
Từ các chính sách của BHXH hỗ trợ người dân có một cuộc sống tốt hơn, đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và bền vững.
Ba là: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân
Những người tham gia bảo hiểm xã hội đều được hưởng lợi ích thiết thực.
- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ: Hưu trí; Tử tuất.
- Người tham gia Bảo hiểm xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khi hưởng lương hưu.
Trên thực tế, không phải ai cũng phải đóng BHXH, người dân thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có thể không đóng BHXH. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc không được hưởng lợi ích từ các chế độ BHXH.
Tại sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội?
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội vì đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Bằng việc đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, giúp họ có nguồn thu nhập ổn định khi gặp các rủi ro về sức khỏe, tuổi già, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ nhà nước khi thực hiện tốt nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Quy định mức đóng đối với người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện là khác nhau.
Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên mức lương đóng BHXH của người lao động và do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng.
Theo quy định mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn; mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Trên đây là những chia sẻ từ BHXH để trả lời cho câu hỏi: Tại sao phải đóng bảo hiểm xã hội? Hiểu rõ và tích cực tham gia BHXH là phương thức bảo vệ lợi ích cho mình, bên cạnh đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và bền vững.
TIN LIÊN QUAN
- Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Có nên rút từ sớm
- Thủ tục hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
- Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia BHXH chi tiết mới nhất 2024
- Phụ cấp tiền lương là gì? Có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Quy định về chế độ thai sản đối với người chồng có vợ sinh con
- Người tham gia tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Để lại một phản hồi