[Bảo hiểm thai sản] Hồ sơ và thủ tục hưởng bảo chế độ thai sản

Hồ sơ và thủ tục hưởng bảo chế độ thai sản

Bảo hiểm thai sản là 1 trong các chế độ của bảo hiểm xã hội mang đến quyền lợi cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy hồ sơ và thủ tục hưởng chế độ thai sản như thế nào? Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Hiện nay, không chỉ các chị em phụ nữ được hưởng chế độ thai sản mà các ông chồng có vợ sinh con cũng được hưởng bảo hiểm thai sản. Tuy nhiên, người lao động cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • a) Lao động nữ mang thai;
  • b) Lao động nữ sinh con;
  • c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Hình ảnh minh họa

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy để được hưởng chế độ thai sản phụ nữ mang thai và sinh con cần đáp ứng 2 điều kiện cơ bản:

  • Tham gia BHXH bắt buộc
  • Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trong trường hợp nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thủ tục hưởng chế độ thai sản
Nguồn ảnh: ebh.vn

Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Để được hưởng chế độ thai sản người lao động cần nắm rõ thủ tục hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:

Bước 1: Người lao động làm hồ sơ gửi cho Doanh nghiệp

Lao động nữ làm 01 bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản gửi cho doanh nghiệp nơi người lao động động tham gia BHXH.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm có:

  1. Sổ BHXH
  2. Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
    Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc phụ nữ mang thai hộ trong trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết.
  3. Biên bản giám định y khoa của người mẹ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ trong trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con không còn đủ sức khỏe chăm sóc con.

? Trường hợp mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai bên cạnh các giấy tờ trên người lao động cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác gồm:

  • Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai;
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai;
  • Biên bản giám định y khoa.

? Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con. Người lao động cần có bản sao thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định và văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của 2 bên.

✅ Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Tuy nhiên ngay sau khi chuẩn bị hồ sơ người lao động có thể nộp để nhận được trợ cấp thai sản mà không cần đợi đến khi đi làm lại.

Bước 2: Doanh nghiệp tiếp nhận hồ

Doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ của người lao động, thực hiện kiểm tra sơ bộ sau khi đủ điều kiện sẽ thực hiện lập:

  1. Danh sách thanh toán chế độ thai sản theo mẫu 01B-HSB
  2. Hồ sơ của người lao động

Doanh nghiệp thực hiện nộp lên bộ phận 1 cửa của cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp đăng ký nộp hồ sơ BHXH cho người lao động.

Bước 3: Nhận chế độ chi trả chế độ thai sản

Sau khi người lao động nộp đủ hồ sơ cho Doanh nghiệp sẽ chờ giải quyết hồ sơ và nhận trợ cấp thai sản theo quy định:

  • Trong vòng 3 ngày làm việc sau khi doanh nghiệp nhận đủ hồ sơ, doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải quyết hồ sơ nộp lên cơ quan BHXH và chi trả cho người lao động.
  • Trong vòng 6 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ từ doanh nghiệp cơ quan BHXH sẽ tiến hành chi trả theo quy định.

Lưu ý: Người lao động sau khi nhận có thể đăng ký nhận hưởng trợ cấp thai sản bằng hình thức nhận trực tiếp từ doanh nghiệp hoặc nhận thông qua tài khoản ngân hàng.

Tạm kết

Như vậy trong bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các giấy tờ và thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đáp ứng đầy đủ các điều kiện tham gia. Hy vọng rằng vài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Có thể bạn quan tâm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*