[Hỏi đáp] Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? là câu hỏi được nhiều người quan tâm bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bảo hiểm tự nguyện là gì? Những chế độ cơ bản của bảo hiểm tự nguyện và những lý do mà người dân nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cần điều kiện gì?

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cần điều kiện gì?
Hình ảnh minh họa – Nguồn: internet

Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Do hình thức tham gia bảo hiểm là tự nguyện nên người lao động có thể tham gia hoặc không. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn khuyến khích người dân đủ điều kiện nên tham gia. Đối với người dân đủ điều kiện nhưng gặp khó khăn Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

BHXH tự nguyện có những chế độ cơ bản nào?

Người dân thuộc nhóm đối tượng có đủ điều kiện tham gia BHXH tự nguyện sẽ được thụ hưởng 2 chế độ cơ bản của bảo hiểm tự nguyện là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Trong đó:

Chế độ hưu trí áp dụng với người tham gia đủ tuổi nghỉ hưu (từ đủ 60 tuổi đối với nam; từ đủ 55 tuổi đối với nữ) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chế độ tử tuất có trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở quy định tại Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và trợ cấp tuất theo quy định tại Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyên như thế nào?

Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyên như thế nào?
Hình ảnh minh họa – Nguồn internet

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn mức tiền lương tháng để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức lương tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

  • Hàng tháng, người lao động sẽ đóng 22% mức tiền lương tháng đã chọn.
  • Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được lựa chọn phương thức đóng, có thể là đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần,…theo quy định của pháp luật.

Nếu như bạn đọc quan tâm đến vấn đề này có thể tìm hiểu kỹ hơn tại bài viết:

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu?

Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Đối với người dân không có nhiều điều kiện tham gia bảo hiểm bắt buộc hay các chế độ bảo hiểm tư nhân thì lựa chọn bảo hiểm xã hội tự nguyện là phương án tối ưu để đảm bảo nhận được trợ cấp hàng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc không may xảy ra rủi ro phải khám chữa bệnh hoặc tử tuất.

Có thể coi Bảo hiểm xã hội tự nguyện giống như “của để dành” cho người lao động tự do không thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bởi lẽ, người lao động khi đến tuổi vẫn được hưởng lương hưu hàng tháng trên cơ sở đã đóng 22% mức thu nhập tháng lựa chọn vào Quỹ hưu trí và tử tuất.

Và không may trong trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết thì thân nhân của họ sẽ được hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật.

Như vậy trong bài viết trên đây bhxh.edu.vn đã giúp bạn đọc có được câu trả lời cho câu hỏi: Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không? Tùy theo trường hợp cụ thể và mức lương hàng tháng mà bạn đọc có thể lựa chọn tham gia các hình thức bảo hiểm phù hợp. Bảo hiểm xã hôi tự nguyện nhằm hướng đến một số nhóm đối tượng trong xã hội vậy nên trước khi bạn đọc đăng ký tham gian nên tìm hiểu xem mình có thuộc nhóm đối tượng được tham gia hoặc có thể nhận sự hỗ trợ của nhà nước không để thể nhận được nhiều quyền lợi nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*