Thực trạng hợp đồng điện tử – Bước đệm công nghệ số 4.0

Hiện nay dịch Covid 19 đã diễn ra trên khắp các đất nước , ảnh hưởng một phần không nhỏ đến hoạt động giao kết của các doanh nghiệp , tổ chức. Để đảm bảo luồng liên kết thông suốt thì hợp đồng điện tử đã ra đời góp phần duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, không bị gián đoạn hay trì trệ. Vậy hiện nay thực trạng hợp đồng điện tử là gì ? Những mặt có lợi cũng như bất lợi trong quá trình sử dụng hợp đồng điện tử như thế nào ? Tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

Thực trạng hợp đồng điện tử và những vướng mắc

a) Nhà nước chưa có quy định pháp luật để điều chỉnh hợp đồng thương mại điện tử.

Hiện nay hợp đồng thương mại điện tử theo mẫu của người bán lại tự soạn cho mình một mẫu hợp đồng với các điều khoản có lợi cho mình. Việc giao kết hợp đồng trực tuyến hiện nay được tiến hành chủ yếu thông qua website của doanh nghiệp hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử của các nhà cung cấp trung gian.

Khác với thư điện tử trao đổi trực tiếp giữa hai bên, giao kết hợp đồng trên website có thể được thực hiện qua sự tương tác giữa khách hàng và chức năng đặt hàng trực tuyến của website hoặc thông qua những hợp đồng truyền thống được đưa lên website mà thông thường đây là những hợp đồng mẫu. Pháp luật hiện hành chỉ mới quan tâm điều chỉnh về quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, còn đối với nội dung hợp đồng mẫu vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh và hướng dẫn các bên tham gia.

Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản rập khuôn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đơn phương soạn thảo để giao dịch với nhiều người tiêu dùng. Nội dung của hợp đồng đã được người bán chuẩn bị sẵn, người tiêu dùng chỉ có mỗi quyền tuyên bố chấp nhận hay không chấp nhận chứ không có cơ hội thảo luận, thương lượng về từng điều khoản của hợp đồng.

b) Hiện tại chưa có các quy định về công chứng hợp đồng thương mại điện tử.

Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của văn bản (hợp đồng, giao dịch) do người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp luật quy định phải công chứng. Công chứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý đối với các hợp đồng, giao dịch dân sự, kinh tế…

Nếu trước đây, để thiết lập một giao dịch, hợp đồng, người ta chỉ có thể thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình dưới hình thức là giao kết bằng miệng hoặc giao kết bằng văn bản, nay nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà chúng ta có thêm hình thức giao kết bằng phương tiện điện tử. Vì vậy, dù giao dịch được thực hiện bằng phương thức gì thì những nguyên tắc chung, cơ bản nhất áp dụng trong giao dịch, hợp đồng vẫn đương nhiên được áp dụng. Do đó, vai trò của công chứng viên cần phải được tiếp tục duy trì và phát huy trong giao dịch điện tử.

c) Chưa có các quy định điều chỉnh vấn đề tài sản ảo.

Vài năm gần đây, vấn đề tài sản ảo trở thành chủ đề nóng ở Việt Nam cùng với trào lưu phát triển các trò chơi trực tuyến (game online). Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Vậy tài sản ảo có phải là tài sản hay không? Để xác định tài sản ảo là một loại tài sản cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Xét về tính pháp lý thì tài sản ảo là một khái niệm rất rộng như tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản game online… Nhưng phổ biến nhất là tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, tên miền.

Tìm hiểu thêm Bảo hiểm xã hội điện tử eBH

Xét về mặt giá trị, tài sản ảo có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng vì nó đáp ứng những nhu cầu của con người. Trò chơi trực tuyến đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên miền cung cấp một hình thức đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, thương hiệu… Trong thực tế, các giao dịch liên quan đến tài sản ảo được thực hiện khá phổ biến, mặc dù pháp luật không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản này là đối tượng của giao dịch dân sự nhưng giá trị của các loại tài sản ảo này là rất lớn, có thể trị giá hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.

Những dẫn chứng về thực trạng hợp đồng điện tử

Như vậy Tại cuộc hội thảo trực tuyến về giải pháp ký kết điện tử do Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) tổ chức, một cuộc khảo sát với sự tham gia của 500 doanh nghiệp đã được công bố, trong đó có 94% cho biết họ gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với đối tác do giãn cách xã hội và 92% doanh nghiệp đồng cho rằng ký kết điện tử sẽ là xu hướng dịch chuyển tất yếu nhưng nỗi e ngại lớn nhất là tính pháp lý.

Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam đã ban hành luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 với các điều khoản đầy đủ về chứng từ điện tử/hợp đồng điện tử. Bên cạnh đó còn có Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Chỉ trong vài tuần tới, Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định 52/2013/NĐ-CP sắp ban hành sẽ chính thức quy định quy trình cấp đăng ký cho các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority). Việc này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xu hướng ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

“Việc giao kết qua phương thức hợp đồng điện tử không phải là yếu tố chứng minh giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Hợp đồng có giá trị hay không có giá trị thì cần phải xem xét trên các yếu tố cụ thể về mặt nội dung hợp đồng. Còn hình thức giao kết có thể lựa chọn bằng giấy, bằng phương thức điện tử,” ông Vĩnh nói.

Kiến nghị liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử

  • Xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trên các website TMĐT
  • Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về hợp đồng TMĐT
  • Xây dựng thiết chế công chứng hợp đồng TMĐT
  • Xây dựng quy định điều chỉnh đối với tài sản ảo

Như vậy với những thông tin bhxh đưa ra thực trạng hợp đồng điện tử đang gặp khá nhiều vấn đề bất cập ,ngoài những ưu điểm vượt trội thì cũng có những điểm chưa hợp lý. Trong thời gian tới cố khắc phục để có thể sử dụng hợp đồng điện tử rộng rãi và phổ biến nhất

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*