Tham gia bảo hiểm xã hội người bắt buộc người lao động sẽ nhận được nhiều quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh và các chế độ phúc lợi khác. Vậy tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 là bao nhiêu? và có gì thay đổi so với các năm trước đó không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2020
✅ Căn cứ theo các văn bản pháp lý:
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015,
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014,
- Luật Việc làm 2013,
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP,
- Nghị định 44/2017/NĐ-CP,
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP,
- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017
Quy định về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động Việt Nam được áp dụng theo bảng dưới đây:
Quy định về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài được áp dụng theo bảng dưới đây:
✅ Lưu ý: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động
Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.
Mức đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017 quy định:
Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Căn cứ Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
- Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng.
- Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
- BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở
- BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tối thiểu vùng
Căn cứ quy định tại Điều 3, Nghị định 157/2018/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng:
Mức lương cơ sở
Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mới nhất về mức lương cơ sở cho người lao động sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng.
Cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Việc trích tiền lương nộp BHXH như nào phụ thuộc vào các yếu tố như hệ thống thang lương và bảng lương của người lao động đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm.
Theo quy định của nghị định 205/2004/NĐ-CP thì cách tính tiền lương đóng BHXH là:
Số tiền đóng BHXH = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu x tỷ lệ %
Người lao động cần lưu ý có một số ngạnh như: công nhân, nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ bạn phải để hệ số thế nào để khi tính lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định.
Tạm kết
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi được đặt ra ở đầu bài viết về tỷ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao đông Việt Nam và nước ngoài năm 2020.
Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích nhất về vấn đề này. Nếu như bạn đọc có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ, hãy để lại ý kiến xuống phía dưới phần bình luận của bài viết để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
✅ Có thể bạn đọc quan tâm
Để lại một phản hồi