Chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện ngày càng có xu hướng tăng cao. Trong khi đó những người nghèo lại chính là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi ốm đau và bệnh tật. Do đó mà chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế của Đảng và nhà nước đang giúp nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn, có thêm niềm tin, chủ động tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ y tế mỗi khi ốm đau bệnh tật.
Bảo hiểm y tế cho người nghèo
Căn cứ theo điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:
“ Điều 4. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế
- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội…….
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng….”
Theo đó, căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
- Người thuộc hộ gia đình nghèo sẽ được ngân sách nhà nước đóng BHYT.
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT
Hiện nay nhà nước đang khuyến khích các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế còn lại dành cho hộ cận nghèo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1314/QĐ-BHXH có hướng dẫn về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể:
- Ký hiệu K1: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Ký hiệu K2: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Ký hiệu K3: là mã nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của pháp luật.
Những thẻ BHYT có mã nơi đối tượng sinh sống (ký hiệu: K1, K2, K3) khi tự đi KCB không đúng tuyến, được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương (không cần giấy chuyển tuyến KCB).
Thẻ BHYT cho người nghèo có mua được không?
Thẻ bảo hiểm y tế dành cho người nghèo nhà nước cấp cho những hộ đã được công nhận là hộ nghèo chứ không bán. Do vậy muốn có thẻ bảo hiểm dành cho người nghèo thì gia đình bạn phải được xác nhận hộ nghèo của UBND nơi bạn sinh sống. Nếu bạn muốn xác định hộ nghèo thì bạn phải làm đơn gửi ra xã, phường nơi bạn sinh sống để được xác nhận hộ nghèo
Các tiêu chí xét duyệt hộ nghèo năm 2020
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg áp dụng từ ngày 1/1/2016:
“Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
- Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Hộ có mức sống trung bình
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, hộ gia đình ở nông thôn được xác định là hộ nghèo nếu có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Bạn đọc có thể căn cứ theo các tiêu chí trên, nếu như thất bản thân đủ điều kiện xét duyệt hộ nghèo thì có thể đến cơ quan hỗ trợ chính sách xã hội của địa phương để được hỗ trợ làm hồ sơ xét hộ nghèo.
Hộ nghèo sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi của nhà nước như miễn tiền học phí khi con đi học và được cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo miễn phí như đã đề cập đến trong bài viết.
Như vậy bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về chính sách an sinh bảo hiểm y tế cho người nghèo nhằm giúp đỡ những gia đình khó khăn trong xã hội. Nếu như bạn đọc có những câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp hãy để lịa ý kiến xuống phía dưới phần bình luận của bài viết này để được hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Có nên rút từ sớm
- Thủ tục hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
- Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia BHXH chi tiết mới nhất 2024
- Phụ cấp tiền lương là gì? Có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Quy định về chế độ thai sản đối với người chồng có vợ sinh con
- Người tham gia tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Để lại một phản hồi