Đơn xin nghỉ việc không lương trình bày như thế nào? Người lao động khi muốn xin nghỉ không lương vì lý do nào đó nhưng vẫn chưa biết trình bày đơn xin nghỉ như thế nào. Vậy, trình bày đơn xin nghỉ việc thế nào để thể hiện tính chuyên nghiệp? Quy định về việc nghỉ không lương đối với người lao động và người lao động nữ nghỉ sinh là gì? Cùng BHXH tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về đơn xin nghỉ việc không lương
Nhiều người lao động cần sử dụng tới loại đơn xin nghỉ việc này nhưng vẫn chưa biết chính xác khái niệm của chúng.
Đơn xin nghỉ việc không lương là gì?
Đơn xin nghỉ việc không lương là văn bản hành chính do người lao động lập ra để xin nghỉ việc không hưởng lương. Loại đơn này được dùng trong một số trường hợp thường là các việc đột xuất và dùng nhiều nhất đối với lao động nữ nghỉ thai sản. Số ngày nghỉ việc không lương theo quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận giữa hai bên người lao động và người sử dụng lao động.
Quy định của pháp luật về việc nghỉ không hưởng lương
Căn cứ Điều 115, Bộ Luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
(Theo Điều 115, Bộ Luật lao động năm 2019)
Theo đó, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày trong các trường hợp như: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Tuy nhiên, trước khi nghỉ, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, nếu muốn nghỉ nhiều hơn thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.
XEM THÊM >> Người lao động nghỉ việc không hưởng lương có được tự đóng bảo hiểm xã hội
Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới 2021
Để việc làm đơn nghỉ việc không lương trở nên thuận tiện và dễ dàng, người lao động thường dùng các mẫu đơn xin nghỉ việc có sẵn. Người lao động có thể sử dụng các mẫu đơn dưới đây:
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương bản word
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc không lương
Về cơ bản, khi viết văn bản xin nghỉ việc không lương, người lao động cần chú ý các nội dung chính sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tiêu đề đơn: trong trường hợp này là “ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG”.
- Người nhận: điền thông tin về họ tên, chức vụ của người nhận hoặc cơ quan/bộ phận tiếp nhận.
- Người gửi: thông tin về họ tên, chức vụ của người làm đơn.
- Thời gian nghỉ phép không lương: ghi rõ nghỉ phép không lương từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…
- Lý do nghỉ phép không lương: trình bày lý do một cách ngắn gọn, súc tích và rõ nghĩa. Sử dụng lý do chính đáng nhằm thuyết phục người xét duyệt đơn.
- Nội dung bàn giao công việc: ghi rõ công việc bàn giao (công việc đang thực hiện dở, chưa thực hiện, đã hoàn thành,…), đề xuất người tiếp nhận (ghi rõ họ tên, chức vụ, phòng/ban đang công tác).
- Ký rõ họ và tên người làm đơn.
Như vậy, người lao động cần lưu ý các đề mục và cách trình bày đề mục đó. Việc trình bày một cách khoa học vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân mình vừa giúp người xét duyệt đơn tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng.
Chế độ lao động nữ nghỉ sinh không hưởng lương
Với những người lao động khác được nghỉ không hưởng lương 01 ngày. Vậy, lao động nữ trong trường hợp nghỉ sinh thì được nghỉ bao nhiêu ngày phép không hưởng lương?
Căn cứ vào Điều 139, Bộ Luật lao động năm 2019 quy định về thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ như sau:
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
(Theo Điều 139, Bộ Luật lao động năm 2019)
Theo đó, lao động nữ được nghỉ thai sản không hưởng lương 06 tháng. Trong trường hợp lao động nữ muốn nghỉ tiếp thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động. Như vậy, lao động nữ khi sinh nghỉ việc không được hưởng lương, chỉ được hưởng chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả.
XEM THÊM >> Cách viết đơn xin nghỉ việc
Kết luận
Như vậy, người lao động có thể dễ dàng hơn trong việc làm đơn xin nghỉ việc không hưởng lương khi dùng đơn mẫu. Tuy nhiên, khi làm đơn cần chú ý các nội dung đã được đề cập trong bài viết. Ngoài ra, người làm đơn cần chú ý tới thời gian nghỉ phép không lương đặc biệt đối với lao động nữ nghỉ thai sản. Bài viết trên mong cũng cấp thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- Nơi giải quyết hưởng Bảo hiểm thất nghiệp quận 7 ở đâu?
- Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp dùng làm gì?
- Đối với người chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 nên làm gì ?
- Đóng bảo hiểm 15 năm có được hưởng lương hưu không
- Các mốc thời gian để nhận trợ cấp Covid theo nghị định 116 của chính phủ
Để lại một phản hồi